- 11 Th8, 2021
- Posted byunidnoithat
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Vì thế công trình xanh đang là xu thế tất yếu trong kiến trúc. Đây là xu hướng xây dựng bền vững; khuyến khích sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Nhằm hạn chế tác động xấu lên môi trường mà vẫn đảm bảo công năng, thẩm mỹ của công trình. Việt Nam là quốc gia đứng đầu về mức độ chịu rủi ro của biến đổi khí hậu. Vì thế việc sử dụng vật liệu xanh càng cần được chú trọng và đẩy mạnh. Hôm nay, hãy cùng UNID VIETNAM tìm hiểu loại vật liệu này nhé!
1. Vật liệu xanh là gì?
Vật liệu xanh được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường; có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh. Như vậy cả vòng đời, từ sản xuất vật liệu cho tới khi hết hạn sử dụng; vật liệu xanh đều thân thiện, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống. Do đó vật liệu xanh rất an toàn, được khuyến khích sản xuất và sử dụng trên toàn thế giới, trong nhiều ngành nghề cuộc sống và công nghiệp. Vật liệu xanh không chỉ mang đến lợi ích cho môi trường mà tốt với cả sức khỏe của người sản xuất lẫn người sử dụng.
2. Các loại vật liệu xanh thường được sử dụng trong kiến trúc
1. Sơn không chứa VOC
Thuật ngữ VOC thường dùng để chỉ hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí. VOC tồn tại trong hầu hết các loại sơn nội thất, ngoại thất, keo dính, sản phẩm lau chùi… Do vậy, khi chọn sơn tường, bạn nên quan tâm đến chỉ số VOC của sơn. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên chọn sơn không chứa VOC hoặc có hàm lượng VOC dưới 50g/lit.
2. Bê tông nhẹ
Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, không nung. Bê tông nhẹ làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường,… Vật liệu tạo nên bê tông chính là cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với phụ gia và đổ vào khuôn để tạo thành hình khối phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Đây là chất liệu được ứng dụng nhiều bởi nó còn có khả năng giảm điện năng cho máy lạnh, giữ nhiệt rất tốt.
3. Gạch ốp lát không nung
Đây là dòng gạch ốp lát được sản xuất bằng công nghệ rung và nén. Được chiết xuất từ bột đá tự nhiên, qua công nghệ rung và nén kết hợp với keo acrylic để tạo thành gạch ốp lát có độ bền cao. Khả năng không thấm nước có thể được sử dụng ở bất cứ không gian nào. Màu sắc của gạch ốp lát không nung được tạo ra nhờ công nghệ in 3D hiện đại ngay từ quá trình ép gạch nên không hề có hiện tượng bay màu hay biến dạng bề mặt khi tiếp xúc với nước.
4. Xốp cách nhiệt
Xốp cách nhiệt (XPS) được làm bằng chất dẻo PS thông qua quá trình đặc biệt mà ở đó tấm cứng, giãn nở được đúc ép. Cấu trúc được hàn kín và có bọt nên có nhiều ưu điểm: cách nhiệt hoàn hảo, chống lại lực nén cao, không thấm nước, chống ẩm, chống ăn mòn, tuổi thọ cao và hệ số dẫn nhiệt thấp, trọng lượng nhẹ nên dễ vận chuyển… Bên cạnh đó, xốp cách nhiệt XPS có độ chắc khỏe, bền do sự ổn định của cấu trúc hóa học và vật lý của nó. Mặc dù đã được sử dụng trên 50 năm, khả năng cách nhiệt của nó vẫn đạt trên 80% so với giai đoạn ban đầu.
5. Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái là sản phẩm lợp mái đa dụng giả ngói. Được sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, acrylic và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ vậy mà tấm lợp có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn trong môi trường muối nên rất phù hợp với các công trình ven biển. Nó có trọng lượng siêu nhẹ thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến. Loại tấm lợp này có khả năng chống nóng, cách âm và cách điện giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao.