- 16 Th8, 2021
- Posted byunidnoithat
Trần giả là một yếu tố rất phổ biến trong các công trình thiết kế nội thất. Nó góp phần rất lớn trong việc đem lại phong cách ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến trần giả là gì. Mãi đến thời gian gần đây, trần giả mới bắt đầu nhận được sự quan tâm; tuy rằng sự quan tâm này vẫn còn sơ sài so với những tác dụng lớn lao mà trần giả đem lại.
1. Trần giả là gì?
Trần giả là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thủy. Nó bao gồm các tấm được sắp xếp trên khung kim loại theo các kiểu dáng và mẫu khác nhau. Thông thường, khoảng cách giữa trần thực tế và trần thứ cấp hay còn gọi là trần giả được duy trì ở mức tối thiểu là 50 mm.
Trần giả có rất nhiều loại như: Trần thạch cao, trần PVC, trần gỗ, trần nhựa giả gỗ, trần nhôm, trần vải ( trần xuyên sáng), trần tiêu âm, trần xi măng, trần nhựa, vv.. rất nhiều và đa dạng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và toàn thế giới.
2. Công dụng của trần giả
Trần giả đem lại thẩm mỹ cho không gian nội thất. Tuỳ vào hình dạng, độ cao, màu sắc, cách thức bố trí chiếu sáng… của trần giả, ta có thể có được những khung cảnh khác nhau cho không gian nội thất. Trần nhà đặc biệt là trần thach cao mang lại tính thẩm mỹ cực kỳ tuyệt vời cho một ngôi nhà với nhiều hình dạng hình học, hoa & đường cong,…
Trần giả giúp không gian trang ngập ánh sáng phong phú đẹp mắt. Trần giả có thể thực sự làm sáng nội thất bằng cách tạo nên hệ thống đặt bóng đèn , đèn led, đèn trang trí màu sắc sặc sỡ , mang lại nguồn ánh sáng long lanh cho toàn bộ ngôi nhà. Hệ thống dây điện, và đường ống nước được làm ẩn đi. Điều này giúp loại bỏ sự rối mắt từ một mớ dây điện trong hoặc trên trần nhà & cũng cải thiện diện mạo của ngôi nhà .
Trần giả còn có tác dụng cách âm – cách nhiệt. Trần giả cách nhiệt bằng cách tạo ra một khe hở không khí giữa tấm và trần giả. Nó làm cho căn phòng mát mẻ và sảng khoái hơn. Trần giả còn được sử dụng để giảm âm thanh bằng cách có một bề mặt rỗng ở giữa; giúp ngăn cản đường truyền của âm thanh.
3. Nhược điểm của trần giả là gì?
Ngoài các ưu điểm kể trên thì trần giả cũng có một vài nhược điểm nhất định như:
Trần giả làm giảm chiều cao của phòng. Vậy nên nếu trần nhà quá thấp, bạn nên làm trần thạch cao phẳng đơn giản hết mức có thể. Còn nếu trần cao, bạn có thể thoải mái được lựa chọn những mẫu trần giả theo ý muốn.
Trần giả nào cũng cần bảo trì thường xuyên, chăm sóc và làm mới sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, trần giả làm cho việc sửa chữa dây điện, ống dẫn,… trở nên khó khăn hơn bởi chúng sẽ được thi công chìm vào bên trong; đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho toàn bộ cảnh quan ngôi nhà.
4. Một vài lưu ý khi thiết kế trần giả
Trước khi tiến hành đóng trần giả, đặc biệt là khi tiến hành cải tạo một không gian cũ, bạn cần phải đảm bảo rằng kết cấu chịu lực hiện tại có thể chịu được tải trọng của tấm trần và hệ khung treo trần.
Đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, chiều cao trần tối thiểu của không gian sinh hoạt nên nằm vào khoảng 2,7 – 2,8m tính từ sàn hoàn thiện, để có thể đảm bảo sự thông thoáng.
Cần một khoảng trống tối thiểu 15cm giữa trần giả và trần nhà nguyên thủy để có thể bố trí chiếu sáng âm trần một cách thoải mái. Khi bố trí các đèn chiếu sáng âm trần, bạn nên đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đèn này là 30cm. Tránh tình trạng tập trung sức nóng tại một điểm, gây tổn hại cho cả 2 lớp trần.
Đối với các công trình theo xu hướng hiện đại, khe treo rèm là một yếu tố quan trọng trên trần giả. Khe treo rèm nên có chiều sâu từ 12 cm đến 15cm. Để nó có thể che được thanh ray treo rèm. Đồng thời thuận tiện cho các thao tác khi thay chúng. Chiều rộng của khe treo tùy thuộc vào số lớp rèm cho mỗi cửa, cửa sổ.