- 16 Th8, 2021
- Posted byunidnoithat
Nhiều người nghĩ rằng thạch cao chỉ phù hợp để làm trần thạch cao chứ không phù hợp để làm vách hay tường thạch cao trong xây dựng. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. So với các loại tường gạch nung truyền thống, tường thạch cao có ưu điểm vượt trội về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Đó cũng là lí do vì sao loại vật liệu này trong thời gian gần đây lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy. Để làm rõ hơn, hôm nay mời các bạn cùng UNID VIETNAM tìm hiểu về tường thạch cao nhé!
1. Tường thạch cao là gì?
Tường thạch cao là một hệ thống tường gồm khung xương và tấm thạch cao. Loại tường này được sử dụng để rộng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, bệnh viện… Nó là giải pháp hữu hiệu thay thế các bức tường bê tông nặng nề cho các không gian sống. Tường thạch cao hay là vách ngăn thạch cao hiện đang là hình thức nâng cao tính thẩm mỹ cho nhiều ngôi nhà với thiết kế đặc biệt.
Cấu tạo tường thạch cao gồm:
– Khung xương kim loại: Nó có tác dụng chịu lực từ bên trong; giúp tạo hệ kết cấu vững chắc trên sàn nhà thông qua các khe và vít.
– Tấm thạch cao bao phủ: nó có tác dụng tạo mặt phẳng cho vách. Được liên kết trực tiếp với khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ.
– Lớp bả và sơn: đây là lớp ngoài cùng cho vách thạch cao; tạo độ nhẵn mịn và nét thẩm mỹ.
2. Ưu điểm của tường thạch cao trong xây dựng
Tường thạch cao nhẹ hơn tường làm bằng gạch và xi măng: Theo tính toán thì tường thạch cao sẽ nhẹ hơn từ 7 đến 10 lần tường gạch. Từ số liệu này ta tính toán được khi sử dụng tường làm thạch cao sẽ giảm được trọng tải công trình nhiều lần. Từ đó giúp giảm chi phí đầu từ vào móng nhà.
Tường thạch cao giúp việc thi công trở nên dễ dàng: Việc thi công sẽ hoàn thiện nhanh hơn gấp 2 lần so với tường xi măng. Vì việc lắp đặt tường thạch cao rất dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta tiết kiệm được thời gian chờ tường khô như tường gạch. Ngoài ra, tường làm bằng thạch cao đã có sẵn màu sắc; chúng ta không cần tốn thời gian tô tường. Chúng ta có thể sẽ dàng thay đổi cấu trúc không gian sống hoặc phân chia nhiều không gian hơn bằng cách tháo dỡ tường làm thạch cao không cần vất vả đập bỏ như tường gạch. Tiết kiệm chi phí thuê thợ và tránh thay đổi cấu trúc nhà ban đầu.
Tường thạch cao có khả năng cách âm và chống nóng hiệu quả: Khả năng cách âm của tường thạch cao tốt từ 2 đến 3 lần so với tường gạch. Không những thế, tường thạch cao có thể giảm nhiệt tốt khoảng 8 độ C vào lúc thời tiết nắng nhất; tiết kiệm chi phí điện khi sử dụng các thiết bị làm lạnh điện tử. Tường làm thạch cao rất thích hợp với khí hậu nắng nóng ở Việt Nam.
3. Nhược điểm của tường thạch cao
Dễ ố vàng và phai màu: Tường làm bằng thạch cao nếu bị nước ngấm nhiều lần sẽ bắt đầu có các dấu hiệu như ố vàng, loang màu sơn hoặc phai màu gây mất thẩm mỹ. Nên lưu ý không đặt từng ở nơi hay bị thấm nước để tránh tình trạng trên.
Không có khả năng chịu lực tốt: Vách tường thạch cao có kết cấu rỗng bên trong nên khả năng chịu lực tác động hơi thấp. Dễ bị móp méo, công thi có lực tác động mạnh vào. Ngoài ra tường làm bằng thạch cao cũng không thể treo các vật dụng quá nặng vượt qua trọng lực của tường nếu không tường sẽ bị vỡ, bể, hư hỏng.
4. Tại sao nên sử dụng tường thạch cao trong xây dựng?
– Tường thạch cao có tính thẩm mỹ cao. Các tấm thạch cao có bề mặt mịn láng, phẳng hơn hẳn so với bề mặt bê tông hay tường gạch. Qua đó bạn có thể dễ dàng dùng sơn tay, sơn xịt hay giấy dán tường mà không cần tốn công sức; thoải mái trang trí tô vẽ các họa tiết hoa văn. Đồng thời so với vách bê tông thì vách thạch cao cũng có độ cứng không kém.
– Chất liệu thạch cao được chứng minh là không tồn tại chất gây ung thư. Vì thể bạn có thể yên tâm sử dụng; đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường xung quanh.
– Tường thạch cao có khả năng làm giảm lượng âm thanh xuống mức thấp nhất, tiêu âm tốt, hạn chế âm thanh truyền từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài, đó cũng là lý do vì sao mà các nhà máy, rạp hát, nơi có tiếng ồn lớn thường sử dụng trần thạch cao. Ngoài ra một số vách thạch cao còn có khả năng chống ẩm mốc, chịu nước; phù hợp với từng không gian nhất định.