- 29 Th7, 2021
- Posted byunidnoithat
Trong thiết kế nội thất hay kiến trúc nhà ở, định nghĩa không gian mở đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thực sự của cụm từ này. Vì thế, hôm nay UNID VIETNAM sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin về phong cách kiến trúc độc đáo này nhé. Hiểu được không gian mở, bạn có thể dễ dàng đưa ra các quyết định cho chính ngôi nhà của mình.
1. Không gian mở là gì?
Nếu như trước đây, các căn nhà được xây dựng theo kiểu các phòng phân tách với nhau bằng một mảng tường. Mỗi phòng sẽ có chức năng để phục vụ cho nhu cầu riêng biệt nào đó. Thì nay, do diện tích nhà ở ngày càng hạn hẹp, các kiến trúc sư phải tìm cách khắc phục. Và thế là định nghĩa không gian mở ra đời.
Định nghĩa “không gian mở” hiểu một cách đơn giản là các không gian được đặt liền kề nhau, không có sự ngăn cách; khiến không gian trong nhà thông thoáng và rộng rãi hơn. Vì thế, cách thiết kế không gian mở rất thích hợp đối với các căn nhà có diện tích nhỏ.
2. Những khu vực trong nhà có thể áp dụng thiết kế không gian mở
Không gian mở không có nghĩa là toàn bộ không gian trong nhà phải liên thông với nhau. Chúng ta sẽ chỉ áp dụng không gian mở đối với các khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Còn các phòng như phòng ngủ, phòng tắm,… vẫn được thiết kế khép kín để có thể đảm bảo sự riêng tư. Một vài sự kết hợp không gian mở phổ biến đó là:
– Nhà bếp và phòng ăn: Đây là thiết kế không gian mở thông dụng nhất. Thông thường, khu bếp và khu vực ăn uống sẽ được ngăn cách bằng một đảo bếp.
– Nhà bếp, phòng khách và phòng ăn: Trong khu vực sinh hoạt chung thì cả ba khu vực này có thể liên kết với nhau; tạo thành một khu vực cho tổ chức các hoạt động tiệc tùng, xã giao.
– Phòng ăn và phòng khách: đây là cách kết hợp thường thấy ở các căn hộ chung cư hoặc những căn nhà có diện tích nhỏ.
3. Ưu, nhược điểm của không gian mở
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của không gian mở chính là tiết kiệm diện tích. Chính vì thế nó rất thích hợp đối với các căn nhà có diện tích vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn có thể ứng dụng không gian mở vào thiết kế văn phòng; giúp tăng sự trao đổi giữa các phòng ban.
Thứ hai, không gian mở sẽ giúp không gian tràn ngập ánh sáng. Việc loại bỏ tường ngăn cách giúp ánh sáng tự nhiên dễ dàng lọt vào khu vực, mang lại bầu không khí dễ chịu.
Thứ ba, thiết kế không gian mở giúp tiết kiệm chi phi. Bạn sẽ không cần phải bỏ tiền để thi công các bức tường, vách ngăn,… và các đồ trang trí phù hợp với từng căn phòng.
Nhược điểm
Bất kỳ cách thiết kế nào cũng có tính hai mặt. Và không gian mở cũng không phải ngoại lệ.
Đối với nhà ở, không gian mở sẽ hạn chế sự riêng tư. Còn nếu áp dụng không gian mở cho văn phòng thì gây khó khăn cho sự tập trung của nhân viên khi làm việc.
Một điều khá bất tiện khác của không gian mở đó chính là tiếng ồn. Nó là nơi hoàn hảo cho các sự kiện nhóm nhưng lại không hề phù hợp đối với các hoạt động cần sự yên tĩnh như đọc sách hay làm một công việc riêng nào đó.