- Posted byunidnoithat
Thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển tại Vĩnh Phúc là một trong những dự án do UNID VIETNAM thực hiện và được chủ đầu tư đánh giá cao. Một ngôi biệt thự đep không chỉ cần có kiến trúc bên ngoài bắt mắt mà nó còn đòi hỏi không gian nội thất phải sang trọng, tiện nghi. Nội thất chính là nơi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia chủ. Vì thế các KTS đã rất khéo léo khi lồng ghép sở thích của gia chủ kết hợp với những đặc trưng của phong cách tân cổ điển để có thể tạo nên một không gian đẳng cấp, mang lại cảm giác thoải mái trong qua trình sống. Mời các bạn cùng UNID VIETNAM tìm hiểu nhé.
1. Nội thất khu vực sảnh của biệt thự
Sảnh là nơi trang trọng để gia chủ đón tiếp khách quý như bạn bè, người thân, đối tác làm ăn,… Nếu sảnh được thiết kế hợp lý sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi biệt thự. Do đó, các KTS của UNID VIETNAM đã sắp xếp, bố trí sảnh một cách khoa học hợp lý để làm tôn lến sự sang trọng. Vẫn giữ màu trắng làm gam màu chủ đạo, khu vực sảnh mang một vẻ cuốn hút không ngờ.
Sảnh chờ được thiết kế khá rộng, ở giữa đặt một chiếc bàn tròn với lọ hoa phía trên để trang trí. Đằng sau chiếc bàn tròn là một bộ bàn ghế sofa với tông màu chủ đạo là màu be – trắng; tạo thuận tiện khi gia chủ đón tiếp khách xong sẽ dẫn họ vào nghỉ ngơi. Các đồ vật, họa tiết xung quanh không gây cảm giác rườm rà rối mắt, tạo sự thoải mái cho người nhìn.
2. Nội thất thông tầng của biệt thự
Khu vực thông tầng được trang trí bằng một chiếc đèn treo bằng pha lê, phía trên lắp đặt hệ thống chiếu sáng âm tường. Đèn chùm có khả năng khúc xạ ánh sáng, kết hợp với sắc trắng tinh khôi của tường và không gian xung quanh giúp căn biệt thự trở nên tinh xảo, lộng lẫy. Gương to bản được đính lên tường đánh lừa cảm giác không gian như mở rộng thêm, tăng sự sang trọng cho khu vực.
Nguyên một mặt tường được thiết kế là cửa kính giúp căn biệt thự đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất; kết hợp với bộ rèm cửa màu nâu nhằm che bớt ánh mặt trời chói chang khi trưa đến. Rèm cửa không chỉ có tác dụng cản ánh nắng mà nó còn là một yếu tố trang trí, tạo nên sự hài hòa cho tổng thể thiết kế.
3. Nội thất khu vực bếp của biệt thự
Căn bếp là trái tim của mỗi ngôi nhà, là nơi giữ ngọn lửa hạnh phúc của mọi gia đình. Thiết kế phòng bếp sao cho vừa ấm cúng, vừa sang trọng không phải điều dễ dàng. Với tông màu trắng sáng giúp căn bếp trở nên sáng, thoáng và mang lại cảm giác rộng rãi hơn.
Nội thất phòng được thiết kế với hệ thống tủ bếp hình chữ L ốp sát vào tường, vừa tiết kiệm diện tích cho khu vực vừa mang lại tính thẩm mỹ; giúp căn bếp của biệt thự trở nên sang trọng và tinh tế. Kết hợp với hệ thống tủ ốp tường giúp gia chủ dễ dàng lưu trữ đồ, tạo sự ngăn nắp cho khu vực. Các họa tiết hoa văn đơn giản không cầu kỳ tạo cảm giác thoải mái cho những người bước vào. Khu vực bếp được lắp đặt một chiếc bàn bar để tạo thêm không gian sắp xếp các món ăn thuận tiện.
Bên cạnh phòng bếp là khu vực phòng ăn. Và bàn ăn là món đồ nội thất tâm điểm của căn phòng. Phòng ăn được bố trí một chiếc bàn ăn lớn gồm 10 chỗ ngồi; phía trên là chiếc đèn chùm vừa tạo thêm ánh sáng khi dùng bữa, vừa tạo sự tinh tế cho khu vực. Bộ bàn ghế được kê sát cửa sổ giúp luân chuyển không khí, tránh bị ám mùi trong căn phòng. Bên cạnh là hệ thống tủ chứa rượu âm tường, hứa hẹn sẽ đem đến cho gia đình những bữa ăn ngon miệng nhất.
4. Nội thất phòng tiệc của biệt thự
Đối với biệt thự sang trọng thì phòng tiệc ngày càng chiếm vai trò quan trọng; nó là nơi gia chủ dùng để tiếp đãi khách quý. Căn phòng mang phong cách tân cổ điển luôn đòi hỏi sự chau chuốt, tỉ mỉ trong từng họa tiết. Với gam màu kem chủ đạo kết hợp với các phào chỉ trên bức tường cùng với bộ bàn ăn cao cấp, phòng tiệc hiện lên với vẻ sang trọng, tiện nghi. Chiếc đèn treo trần vừa cung cấp ánh sáng khi gia đình dùng bữa, vừa tạo điểm nhấn cho căn phòng. Bức tranh treo tường to bản gây kích thích thị giác, tạo cảm giác mới mẻ khi nhìn vào. Hệ thống tủ âm tường được dùng để trưng bày các món đồ, làm tăng độ sang trọng, tiện nghi cho tổng thể căn phòng.
5. Nội thất phòng ngủ của biệt thự
Phòng ngủ Master
Đây là căn phòng ngủ rộng nhất trong ngôi biệt thự; căn phòng được thiết kế bao gồm cả khu vực làm việc. Phòng ngủ được thiết kế gồm những đồ nội thất cơ bản như giường, tủ, tivi, kệ,… các đồ nội thất được thiết kế một cách hài hòa với các đường nét nhẹ nhàng làm căn phòng trở nên tinh tế.
Gam màu chủ đạo ở khu vực nghỉ ngơi là gam màu trắng – be. Đây là một trong số những màu sắc chiếm ưu thế trong thiết kế phong cách thiết kế tân cổ điển. Nó mang một chút gì đó xưa cũ nhưng không hề lỗi mốt; những căn phòng có tông màu nhẹ nhàng như này thường mang lại cảm giác dễ chịu, khiến gia chủ chỉ muốn nghỉ ngơi.
Khu vực làm việc được ngăn cách với chỗ nghỉ bằng một bức tường. Tuy có diện tích hạn chế nhưng phòng làm việc vẫn có đầy đủ bàn, ghế, giá sách để gia chủ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất. Căn phòng được bố trí hệ thống ánh sáng đầy đủ; kết hợp từ ánh sáng bên ngoài giúp gia chủ làm việc một cách tập trung. Phía bên trái của phòng làm việc là khu vực thay đồ; bao gồm bàn trang điểm và tủ quần áo to được thiết kế nhiều ngăn kéo; giúp gia chủ chứa được đồ một cách ngăn nắp, gọn gàng.
Phòng ngủ số 2
Phòng ngủ được thiết kế đơn giản gồm giường, tủ, tivi. Phía bên trái của chiếc giường là khu vực tủ quần áo và trang điểm. Ở giữa hai khu vực được phân tách bằng một vách ngăn ốp kính; vừa tạo sự riêng tư, vừa tạo cảm giác phòng ngủ được chia làm hai phòng riêng biệt. Căn phòng có tấm thảm to bản màu trắng trải trên nền nhà màu nâu; tạo nên sự đối lập mạnh mẽ về thị giác, gây ấn tượng khi bước vào. Phần đầu giường được trang trí bằng bức tranh hoa to bản; làm có cảm giác hòa mình với thiên nhiên.
Phòng ngủ số 3
Căn phòng ngủ này có diện tích bé nhất trong tổng số 3 phòng ngủ. Vì thế các KTS phải vô cùng khéo léo khi thiết kế. Họa tiết chim én trang trí là điểm nhấn mạnh mẽ khi nhìn vào. Màu vàng của chim én càng nổi bật trên tông màu hồng nhạt của bức tường. Chiếc giường êm ái với đầu giường có các điểm nhấn là đặc trưng của phong cách tân cổ điển. Rèm cửa 2 lớp mềm mại góp phần làm tôn lên sự tinh tế cho căn phòng.